Menu Close

Xây dựng tư duy tăng trưởng bền vừng – Bài học từ những kẻ phá bĩnh.

quy trinh van hoa

Những bài học thành công từ các Tập Đoàn lớn trên thế giới không bắt đầu từ việc xây dựng và tham vọng viển vông vào thứ “tân tiến” mà bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu và giản đơn của con người.

Gần đây tôi có cơ hội được thử sức ở vai trò kiến trúc sư tí hon, tóm gọn với đề bài là xây một nền tảng mang tính bền vững nhưng phải có khả năng mở rộng và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Cơ hội này dẫn tôi tới nhiều kiến thức về Tăng trưởng, Nền tảng mang tính quy mô lớn và Quản trị Tổ chức. Trong khi tìm kiếm lời giải về việc mở rộng quy mô tăng trưởng, tôi tìm thấy đáp án từ những Doanh Nghiệp được gọi là “Disruptors” – nói vui là kẻ Phá Bĩnh.

Những bài học thành công từ các Tập Đoàn lớn trên thế giới không bắt đầu từ việc xây dựng và tham vọng viển vông vào thứ “tân tiến” mà bắt nguồn từ nhu cầu tất yếu và giản đơn của con người.

Bắt đầu bằng việc xây dựng thứ gì đó lớn lao, cải tổ bộ máy, thay đổi công nghệ hầu hết đến 2 kết quả. Thứ nhất, Doanh Nghiệp trở nên chậm chạp bởi hàng tá quy trình rắc rối, luật lệ hoặc quy định ngặt nghèo và để lại miếng bánh lớn cho các Start Up với khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt, thậm chí thay đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hoặc ở một diễn biến khác, sự thay đổi mang tính ngắn hạn và đòi hỏi kết quả tức thì không mang tính bền vững, lại cản trở việc mở rộng hoạt động kinh doanh, điển hình như tăng trưởng tới mức độ nào đó dẫn tới chi phí tăng cao, xử lý tình huống nhiều hơn theo quy trình hoặc nan giản ở khúc đánh giá năng suất và hiệu quả.

Điểm mấu chốt trong câu chuyện tăng trưởng của Doanh Nghiệp là khả năng MỞ RỘNG và tính NHẠY BÉN.

Khe pha binh

Điều đó giúp cho toàn bộ Doanh Nghiệp, bao gồm: Lãnh Đạo, nhân viên, bộ máy quản trị, công nghệ và văn hoá dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của khách hàng, thị trường và trải qua các thời kì chuyển đổi công nghệ.

Sự NHẠY BÉN ở tư duy kinh doanh là chìa khoá quan trọng trong tư duy tăng trưởng. Và không chỉ là sự thích nghi về việc thay đổi Công Nghệ, điều đó bao hàm các bộ phận trong Doanh Nghiệp, từ hoạch định Chiến Lược đến Phát triển Sản phẩm, Vận hành, Truyền thông nội bộ và Văn Hoá Doanh Nghiệp.

Tôi cho rằng, đó là khả năng đáp ứng về sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh một cách linh hoạt, nhanh chóng và tích cực.

Company must be think big, start small, and act quickly

Netflix không hề loại Blockbuster khỏi cuộc chơi bởi công nghệ vượt trội hay kế hoạch Marketing hoàn tráng. Thực tế, Netflix bắt đầu là một công ty kinh doanh mảng cho thuê đầu đĩa DVD giống như đối thủ của mình. Thậm chí, Blockbuster đã từng có cơ hội mua lại Netflix nhưng những nhà quản trị của Blocbuster lúc đó cho rằng họ đang chiếm được thị phần và khá chắc chắn ở ng vàng của mình mà phớt lờ tín hiệu từ thị trường và hành vi của khách hàng.

Theo Harvard Business School’s Publication: “Quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng, nếu bạn bỏ lỡ, bạn sẽ bị lãng quên”. Netflix đã thay đổi ngành phim ảnh tại nhà, sắp tới dự báo là cả ngành phim ảnh ngoài rạp. Còn Blockbuster đã đi vào quên lãng.

Nhưng tới góc nhìn hiện tại còn hạn hẹn, tôi cho rằng hiếm có Doanh Nghiệp trong nước nào hiện thay thực hiện được điều này.

Cơ hội Vàng này, dành cho các Công ty hoặc tập đoàn có tư duy táo bạo, cầu tiến và trên hết, người đứng đầu hiểu được bức tranh lớn nhưng bắt đầu từ những thay đổi nhỏ để tạo Giá Trị, còn lại, hầu hết đều chạy Theo Xu Hướng, Truyền Thông hoặc những mối quan hệ cá nhân để cố gượng ép thứ gọi là “Chuyển đổi số”.

Chúng ta đang thực sự sống trong thời đại chuyển đổi số chưa?

Tôi cho rằng CHƯA.

Các Doanh Nghiệp đang tìm kiếm giải pháp nhanh chóng, tức thời có ngay cho mình những Lead tiềm năng bằng nhiều cách khác nhau trên Digital nhiều hơn là thực sự thay đổi tư duy hay nói cách khác là Văn Hoá.

Câu chuyện của VinaSun với Grab, khi ông lớn trong ngành vận tải ra mắt app gọi xe để chạy đua với đối thủ ngoại lai, tiếp đó là hàng loạt các kiện tụng, khiếu nại vi phạm… cũng không làm thay đổi tình thế. Dưới con mắt của tôi,, VinaSun chưa bao giờ thực sự lắng nghe khách hàng của mình, việc thay đổi của họ đang phản ảnh sức đề kháng yếu ớt và miễn cưỡng.

Ở các nước phát triển, một doanh nghiệp khi chấp nhận chuyển đổi số, các nhà lãnh đạo sẽ có những câu hỏi cho các công ty tư vấn như sau:

  • Nền tảng này có đảm bảo sự ổn định khi Doanh Nghiệp mở rộng hay không và trong bao lâu, ngược lại câu hỏi ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước là: phần mềm hoặc công nghệ này có thêm được khách hàng không?

Hoặc 1 tư duy khác.

  • Thay vì, phương án này có thể tích hợp và mở rộng kết nối với nhiều hệ thống không? Lãnh đạo trong nước yêu cầu: giải pháp này có thay thế được tất cả những công cụ hiện có không?

Trong số tất cả những quan điểm mà tôi từng may mắn được tiếp cận, tôi cho rằng điều đáng tiếc nhất là các nhà Lãnh Đạo kì vọng quá nhiều vào Công Nghệ, Xu Hướng, và các Chuyên Gia, mà quên đi thứ quý giá hiện hữ mà họ có được là Nhân Sự và Văn Hoá Doanh Nghiệp.

Công nghệ là công cụ không thể thiếu đưa Doanh Nghiệp tới thời kì chuyển đổi số nhưng không phải là cách duy nhất. Bước đầu tiên là chuẩn bị hành trang đúng về tư duy.

Tóm lược các khó khăn cản trở các Doanh Nghiệp tăng trưởng bao gồm:

  1. Thiếu hiểu biết về khách hàng và thị trường thực tế
  2. Chậm chạp trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và cơ cấu hoạt động
  3. Thực thi chiến lược kém – tức là không có khả năng điều chỉnh thành công các chiến lược, sáng kiến và giải pháp được đưa ra
  4. Văn hoá tự mãn
  5. Gánh nặng về cấu trúc các chi phí hạng tầng, ,chi phí cố định, chi phí quản trị, chi phí marketing…
  6. Thiếu dữ liệu và phân tích liên quan dẫn đến đưa ra quyết định cảm tính.
  7. Sự lười nhác và e dè với Công nghệ và kiến thức kinh doanh hiện đại.

Vậy làm thế nào để giải quyết những khó khăn này? Làm thế nào để Doanh Nghiệp hình thành tư duy nhạy bén trong tổ chức? Làm thế nào để đảm bảo sự kiên kết giữa chiến lược và sự thực thi? Làm thế nào để rèn luyện sức bền bỉ và khả năng phục hồi trước những quyết định sai lầm? Và làm sao để duy tri được điều đó qua thời gian?

Có 1 vài lưu ý, tôi thiết nghĩ cần phải mở đầu ngay lức này, và chắc chắn sẽ có thêm trong tương lai gần:

1. Hiểu rằng Chuyển Đổi là một hành trình Dài và Phức tạp.

Chuyển Đổi của Doanh Nghiệp không có công thức chung, cũng như 1 con đường rõ ràng được hoạch định từ những ngày đầu tiên. Đó là quá trình của việc cải tiến các chiến thuật xoay quanh việc vận hành cho tới phát triển mô hình kinh doanh mới – hệ quả của sự gián đoạn thị trường. Bao gồm:

  • Industry Information: Sự thay đổi về vai trò của Doanh Nghiệp trong chuỗi giá trị kinh tế hoặc bối cảnh lĩnh vực.
  • Operating Model Change: Thay đổi về chiến lược và cải tiến hiệu suất trên toàn bộ đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình, tổ chức và thay đổi công nghệ.
  • Process Improvement: Cải thiện hiệu suất xoay quanh các quy trình trong một đơn vị kinh doanh và khả năng mở rộng tới các nhà cung cấp và khách hàng.
  • Tactical Improvement: Thay đổi tập trung vào 1 bộ phận hoặc nhóm cụ thể trong doanh nghiệp.

Như vậy, việc chuyển đổi số không hề đơn giản. Mỗi yếu tố – như được minh họa trong mô hình dưới đây – rất quan trọng, nhưng phải được cấu trúc và tích hợp với các yếu tố khác để mang lại hiệu quả thực tế.

quy trinh van hoa

2. Bằng mọi cách thu thập Dữ liệu – Càng nhiều càng tốt

Theo đánh gía của Cisco, 500 ZettaBytes là khối lượng dữ liệu được tạo ra mỗi năm bắt đầu từ 2020. Cho dù hiện tại, Doanh Nghiệp không có nơi lưu trữ data hoặc quản lý dữ liệu khách hàng hãy mạnh dạn mua vài kho lưu trữ với giá vô cùng rẻ trên Amazon Cloud hoặc Google Cloud. Thêm nữa, hãy chủ động chuyển dịch lên các giải pháp Cloud, cho dù hiện tại Doanh Nghiệp của bạn chưa làm, nhưng chắc chắn đối thủ đã đang thay đổi rồi.

Cloud server

3. Tránh thương lượng về GIÁ với Công nghệ

May mắn cho sự hạn hẹp về kiến thức công nghệ của mình, tôi được làm việc với Salesforce, HubSpot, trước đó là JIRA, và vô số MarTech Stacks nhỏ khác, việc mặc cả về Chi phí hay là so sánh tính năng giữa các nền tảng là câu chuyện không có hồi kết.

Các nhà phát triển công nghệ lớn nhất trên thế giới thường nói KHÔNG với DISCOUNT, họ có thể cho Doanh Nghiệp ưu đãi ban đầu, nhưng đó không phải là giảm giá, điều họ mong muốn nhận lại là sự tích cực trong việc sử dụng và loại bỏ 1 số rào cản tâm lý, lo ngại thời gian đầu của khách hàng.

Hầu hết các Doanh Nghiệp có tư duy đúng lựa chọn công nghệ bằng mức độ phù hợp với Doanh Nghiệp, giá trị mà công nghệ đó đem lại trong tương lai chứ không bởi GIÁ CẢ hay TÍNH NĂNG nhiều ít mà phần mềm đó đem lại.

 

Khép lại, tôi cho rằng câu chuyện Chuyển đổi số ở trong nước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đồng thời lại tạo ra nhiều cơ hội cho những Doanh Nghiệp với tư duy đúng đắn, dám thay đổi quyết liệt và thực thi một cách bài bản.

Nguồn: GrowSteak